Nguyên Nhân Gà Bị Cầu Trùng Và Cách Phòng Tránh Hiệu Quả

Hiện nay, trường hợp gà bị cầu trùng không còn là một căn bệnh hiếm gặp ở gia cầm. Căn bệnh này có khả năng lây lan rất nhanh ở gà nếu không có biện pháp chữa trị kịp thời và hợp lý. Vì vậy, SV388 sẽ chia sẻ về nguyên nhân cũng như đưa ra phương án chữa trị, phòng tránh cầu trùng ở gà cho người nuôi tham khảo và áp dụng hiệu quả. 

Gà bị cầu trùng là bệnh lý như thế nào? 

Bệnh cầu trùng ở gà còn có một tên gọi khoa học khác đó là Coccidiosis Avium. Đây là một loại bệnh ký sinh trùng được truyền nhiễm ở gia cầm đặc biệt là gà. Bệnh lý này sẽ bùng phát rất nhanh trong điều kiện thời tiết ẩm ướt. Đặc biệt rất khó chữa trị dứt điểm, nó sẽ tồn tại dai dẳng mãi ở cá thể nhiễm bệnh.

gà bị cầu trùng
SV388 giải thích nguyên nhân gà nhiễm cầu trùng và cách điều trị hiệu quả nhất

Căn bệnh này chủ yếu bùng lên ở gà từ 2 – 8 tuần tuổi. Theo SV388 tìm hiểu, gà ở Việt Nam có tỷ lệ nhiễm cầu trùng tầm 5 – 15%. Do sau khi gà bị cầu trùng sẽ có sức đề kháng rất yếu nên sẽ dễ mắc thêm các bệnh lý như tụ huyết trùng, Gumboro,… 

Nguyên nhân và con đường lây lan của căn bệnh này ở gà

Gà bị cầu trùng bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau và cũng có rất nhiều nguồn lây tiềm tàng mà chủ nuôi cần phải để ý.

gà bị cầu trùng
Gà nhiễm cầu trùng được hiểu là gì, là bệnh lý như thế nào?

Nguyên nhân khiến gà bị cầu trùng là gì? 

Hầu hết các bệnh lý xuất hiện ở gà đều do các loại ký sinh trùng gây ra. Bệnh cầu trùng cũng không thuộc ngoại lệ, căn bệnh này phát tán bởi ký sinh trùng đơn bào thuộc giống Eimeria. 

Hiện nay, có 9 loại cầu trùng Eimeria gây bệnh bao gồm: E. Brunetti, E. Tenella, E. Necatrix, E. Acervulina, E. Maxima, E. mitis, E. Praecox, E. Hagani, E. mivatis. 

Mỗi loại cầu trùng gây bệnh này lại ký sinh ở những giai đoạn phát bệnh khác nhau đặc biệt là tại đường tiêu hoá của gà. Các chủ nuôi có thể căn cứ vào vị trí cư trú của chúng để xác định được loại Eumeria nào gây bệnh. 

Trong tất cả 9 loại thì E. Necatrix ký sinh tại ruột non và E. Tenella ký sinh tại manh tràng là nguy hiểm đến gia cầm nhất. 

gà bị cầu trùng
Nguyên nhân và con đường lây nhiễm bệnh cầu trùng ở gà do đâu?

Con đường lây lan bệnh cầu trùng ở gà do đâu?

Có khá nhiều con đường lây lan khiến gà bị cầu trùng, thế nhưng chủ nuôi sẽ thường bắt gặp nhất chính là đường tiêu hoá. Gà đang mắc bệnh hoặc đã khỏi bệnh cũng có thể thải ra phân có nhiễm vi khuẩn vương vãi khắp chuồng trại.

Nếu không vệ sinh chuồng trại sạch sẽ sau khi có gà bị nhiễm bệnh thì những cá thể gà khoẻ mạnh ăn phải noãn nang có lẫn trong thức ăn, nước uống rất nhanh thôi cũng sẽ nhiễm phải cầu trùng. 

Hoặc các loài động vật khác như chim chóc, động vật gặm nhấm cũng là một trong những nguồn lây bệnh cầu trùng cho gia cầm. 

Gà bị cầu trùng có triệu chứng ra sao?

Ở tất cả các độ tuổi gà đều có thể có khả năng mắc bệnh cầu trùng, tuy nhiên có 3 thể chính để mô tả mức độ nặng hay nhẹ của căn bệnh như: thể cấp tính, thể mãn tính, thể mang trùng. 

Thể cấp tính

Gà bị cầu trùng ở thể cấp tính thường có những biểu hiện dễ thấy như sau: 

  • Gà có dấu hiệu ủ rũ, rõ ràng nhất là rụt cổ bỏ ăn nhưng tự nhiên uống nước rất nhiều. Đặc biệt còn có thêm triệu chứng ít vận động, di chuyển khó khăn chậm chạp. Còn thường thấy gà hay nhắm mắt và xoã cánh. 
  • Những ngày đầu nhiễm bệnh thấy gà đi ngoài có bọt màu trắng, vàng hoặc màu nâu đỏ. Sau đó phân chuyển sang toàn máu đỏ tươi và bết dính ở phần hậu môn. 
  • Trông da gà nhợt nhạt, xanh xao và yếu đuối do mất máu quá nhiều. Lâu dần còn liệt chân và cánh. Sau 2 – 7 ngày nhiễm bệnh mà không kịp chữa trị gà rất dễ bị chết kiểu co giật. 
gà bị cầu trùng
Gà con có tỷ lệ tử vong từ 50% đến 70% khi nhiễm phải bệnh cầu trùng

Thể mãn tính

Gà bị cầu trùng thể mãn tính là cá thể đã qua 90 ngày tuổi. Gà có tuổi càng cao thì tỷ lệ chết do mắc cầu trùng lại càng thấp. 

  • Gà có biểu hiện kén ăn, thường bị ỉa chảy phân có màu đen lẫn máu. 
  • Bệnh phát triển khá chậm, chủ nuôi quan sát sẽ thấy gà ốm đi xù lông và chân khô như bị liệt. 
  • Phần niêm mạc ruột bị hư hại nặng nề dẫn đến việc hấp thụ dinh dưỡng kém.

Thể mang trùng

Thể mang trùng có nghĩa là bệnh ẩn gà vẫn ăn uống bình thường, thỉnh thoảng có dấu hiệu ỉa chảy. Gà mắc bệnh ở thể này thường bị âm ỉ và không thể thấy rõ ràng. 

Tìm hiểu bệnh tích cầu trùng ở gà

Bệnh tích gà bị cầu trùng xuất hiện rõ nhất ở phần ruột non và manh tràng của chúng

Ở ruột non

  • Phần ruột non đặc biệt là tá tràng sẽ bị sưng lên rất to. 
  • Thành ruột bị dày và có dấu hiệu cộm lên và thấy rõ từng đốm trắng xuất hiện.
  • Ruột bị phình lên chia thành từng đoạn khá khác thường, hay bị trương phình và dễ vỡ. Gà bị cầu trùng trong ruột sẽ chứa một loại chất lỏng lợn cợn như bã đầu và có mùi rất hôi. 
ga bị cầu trùng
Biểu hiện bệnh tích của bệnh cầu trùng ở ruột non và manh tràng gà như thế nào?

Ở manh tràng

Dễ thấy bệnh tích đó là manh tràng sưng to, nếu mổ manh tràng và quan sát sẽ thấy xuất hiện lấm tấm xuất huyết. Đặc biệt, nếu gà bị cầu trùng nặng sẽ xuất hiện những mảng đen chủ kê cần để ý.

Xem thêm: Hướng dẫn cách om gà chọi đúng cách

Làm sao để chữa trị khi gà bị cầu trùng?

Nếu phát hiện việc gà bị cầu trùng thì người nuôi cần để ý và cho chúng uống thuốc đặc trị. Hiện nay, thuốc chữa trị cầu trùng được sử dụng phổ biến nhất chính là Sulphaquinoxolone, tetracyclin, toltrazuril, diclazuril,… 

Đặc biệt, để điều trị dứt điểm cho gà bị cầu trùng thì người nuôi nên để ý những nguyên tắc điều trị bệnh sau: 

  • Mỗi lần người nuôi chỉ nên dùng 1 loại thuốc, không nên phối hợp nhiều loại với nhau.
  • Thay đổi thuốc theo quý hoặc theo lứa gà thật phù hợp. 
  • Hãy dùng thuốc cho gà theo liệu trình 3-3-3 hoặc 5-5-5 hoặc trong vòng 7 ngày. 

Gà bị cầu trùng sẽ mất máu rất nhiều vậy nên cần chú ý đến việc cầm máu cho chúng bằng cách bổ sung vitamin K kịp thời. Đặc biệt, hãy tách riêng cá thể bị bệnh ra để tránh bệnh bùng phát và lây lan.

gà bị cầu trùng
Sử dụng những loại thuốc đặc trị bệnh cầu trùng hiệu quả để chứng bệnh này không lây lan

Cách tốt nhất để phòng ngừa cầu trùng ở gia cầm

Để tránh phải mất nhiều công sức chữa trị thì người nuôi cần phải có những biện pháp phòng tránh cho gà bị cầu trùng sớm như:

  • Phòng bệnh cầu trùng bằng việc tiêm Vacxin sớm cho gia cầm.
  • Vệ sinh chuồng trại thật sạch sẽ ít nhất là 1 tuần 1 lần để tránh khả năng lây lan cũng như sự xâm nhập của các loại động vật mang mầm bệnh khác.
  • Có thể xịt thuốc khử khuẩn và phun độc khử trùng thường xuyên tại chuồng trại.
  • Bổ sung các loại kháng sinh tự nhiên vào thức ăn, nước uống cho gia cầm như là tỏi tươi, bột tỏi, rượu tỏi. 

Khi phát hiện gà bị cầu trùng, chủ nuôi cần phải tuân thủ và thực hành ngay những điều mà SV388 chia sẻ từ kiến thức nuôi gà, trên để tránh mầm bệnh lây lan ra rộng hơn. Hơn hết, hãy có những biện pháp phòng ngừa dịch bệnh và vi khuẩn cầu trùng từ trước để tránh việc gà chết hàng loạt nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *