Gà bị xệ cánh không phải là tình trạng quá xa lạ đối với người nuôi gà nói chung và các sư kê nói riêng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách chữa gà bị xệ cánh. Trong bài viết này, SV388 sẽ chỉ bạn 6 cách chữa bệnh gà xệ cánh hiệu quả.
Mục Lục
Những nguyên nhân khiến gà bị xệ cánh
Có nhiều nguyên nhân khiến cho gà bị xệ cánh, từ đơn giản đến phức tạp. Nguyên nhân đơn giản là do gà bị tổn thương ở vùng cánh trong quá trình thi đấu hay luyện tập. Nguyên nhân phức tạp, nguy hiểm hơn là do gà mắc phải bệnh truyền nhiễm. Do đó, bạn cần dành thời gian quan sát gà để tìm ra nguyên nhân và lựa chọn cách chữa gà bị xệ cánh hiệu quả.
Gà xệ cánh do thi đấu, luyện tập
Trong quá trình thi đấu, chiến kê của bạn có thể bị đối thủ tấn công dẫn đến bị sái cánh/ gãy cánh. Đây chính là nguyên nhân đơn giản nhất khiến cho gà bị xệ cánh.
Để nhận biết được cánh gà có bị tổn thương hay không, bạn hãy đặt gà nằm ở tư thế thoải mái trên đùi mình. Lấy tay xòe hai cánh gà một cách nhẹ nhàng và quan sát kỹ càng. Việc này đòi hỏi sư kê phải kiên nhẫn và tỉ mỉ để không gây thêm các tổn thương cho chiến kê.
Gà bị xệ cánh do thiếu chất
Thiếu khoáng và vitamin cũng là một nguyên nhân khiến cho gà bị xệ cánh. Đi kèm với đó, gà còn có các biểu hiện như xù lông, kém ăn, ủ rũ,… Khi đó bạn cần bổ sung cho chiến kê các loại khoáng chất và vitamin, nhất là vitamin nhóm B để kích thích tiêu hóa thức ăn và tăng sức đề kháng.
Gà bị xệ cánh do bệnh
Gà bị xệ cánh có thể là dấu hiệu đầu tiên của một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như:
- Bệnh E.Coli ở gà
- Bệnh CRD ở gà
- Bệnh Newcastle ở gà
- Bệnh tụ huyết trùng ở gà
Mỗi bệnh sẽ có những triệu chứng khác nhau đi kèm. Do đó, người nuôi gà cần chú ý quan sát biểu hiện của gà để có những kết luận chính xác nhất và nhanh chóng đưa ra cách chữa gà bị xệ cánh.
Đang xem : Kiến thức nuôi gà
Cách chữa gà bị xệ cánh hiệu quả
Sau đây là 6 cách chữa gà bị xệ cánh mà bạn có thể linh hoạt áp dụng tùy vào từng trường hợp bệnh.
Cách chữa gà bị xệ cánh do luyện tập hoặc bị tấn công
Khi nhận thấy gà bị xệ cánh do các tổn thương vật lý gây ra, bạn có thể thoa thuốc hoặc rượu và tiến hành xoa bóp cánh để hỗ trợ phần xương/ cơ bắp bị tổn thương phục hồi nhanh hơn.
Ngoài ra, bạn có thể cho gà sử dụng thêm các loại vitamin nhóm B để kích thích quá trình lành da, lành xương, tăng cường sức đề kháng…Trong thời gian này, bạn nên nhốt chiến kê trong khu vực nhỏ để không cho nó hoạt động quá mạnh, tránh ảnh hưởng đến vết thương.
Trị bệnh gà bị xệ cánh do thiếu chất
Khi bị thiếu khoáng và vitamin, gà sẽ có một số các biểu hiện như xệ cánh, ngủ gật, kém ăn, sưng khớp,…Cách chữa gà bị xệ cánh do thiếu chất, bạn cần làm như sau:
- Vệ sinh lại chuồng trại, thay lớp độn chuồng và giữ ấm cho gà.
- Tiêm vaccine kháng thể gumboro để tăng sức đề kháng cho gà
- Trộn Premix khoáng và B Complex và khẩu phần ăn của gà để bổ sung khoáng và vitamin cần thiết.
- Để thúc đẩy hệ tiêu hóa của gà, bạn có thể trộn thêm men tiêu hóa vào thức ăn hàng ngày.
Nếu gà có biểu hiện viêm khớp, bạn cần sử dụng thuốc kháng sinh Amox 50 phối hợp với Enroflox, Ampicoli hoặc Florfenicol trong vòng 5 – 7 ngày
Cách chữa gà bị xệ cánh do bệnh Newcastle
Bệnh Newcastle hay còn gọi là dịch tả là một căn bệnh do virus gây lên. Khi mắc dịch tả, gà sẽ có các triệu chứng như bỏ ăn, sưng mắt ủ rũ, xệ cánh,…
Bệnh Newcastle có tốc độ lây lan rất nhanh. Do đó, bạn cần nhanh chóng phát hiện và tiến hành cách ly những cá thể gà bị bệnh nếu đang nuôi theo đàn.
Hiện nay vẫn chưa có thuốc chuyên trị Newcastle nên chỉ có thể phòng bệnh bằng cách gia tăng sức đề kháng cho gà. Bạn cần trộn B-complex, chất khoáng, điện giải và vitamin vào thức ăn và nước uống hàng ngày của gà.
Cách chữa gà xệ cánh do bệnh E.Coli
E.Coli là chứng bệnh không quá xa lạ với những người nuôi gà lâu năm. Khi mắc bệnh, gà sẽ gặp phải những triệu chứng như chướng diều, xệ cánh, ủ rũ, mắt lim dim, đi ngoài phân xanh có dịch trắng…E.Coli có tính lây lan mạnh, vì vậy việc phát hiện sớm và cách ly cá thể với đàn là vô cùng quan trọng.
Khác với Newcastle, hiện bệnh E.Coli đã có thuốc đặc trị do đó việc chữa gà bị xệ cánh do E.Coli không quá khó khăn.
Để điều trị E.Coli, bạn thực hiện các biện pháp sau:
- Sử dụng thuốc đặc trị E.Coli: thuốc có tác dụng ức chế hoạt động của vi khuẩn E.Coli giúp gà khỏi bệnh sau 3 – 4 ngày điều trị.
- Bổ sung khoáng, dinh dưỡng và vitamin: Trộn Premix khoáng và B Complex vào khẩu phần ăn hàng ngày của gà.
Cách chữa gà xệ cánh do bệnh CRD
CRD là bệnh hô hấp suy mãn tính trên gà, thường xuất hiện nhiều ở gà con. Bệnh gây ra những triệu chứng như xệ cánh, ủ rũ, bỏ ăn, khò khè…
Cách chữa gà bị xệ cánh do bệnh CRD, bạn thực hiện như sau:
- Sử dụng Tylosin và Tilmicosin kết hợp bổ sung điện giải trong vòng 3 – 5 ngày liên tục.
- Sử dụng Tylodox 7 ngày liên tục nếu gà xuất hiện cả triệu chứng của bệnh E.coli.
Trị bệnh gà bị xệ cánh do tụ huyết trùng
Tụ huyết trùng ở gà là căn bệnh gây ra tỷ lệ chết cao lên đến 90% nếu không điều trị kịp thời. Ban đầu, gà sẽ mắc phải các triệu chứng như xệ cánh, ủ rũ, nhắm mắt, bỏ ăn…
Cách điều trị khi gà bị tụ huyết trùng:
- Nếu phát hiện bệnh sớm: sử dụng một trong các loại thuốc đặc trị như ampicoli, Bio Amoxicillin, T.Colivit, Norflox hoặc Enro
- Nếu phát hiện bệnh trễ: sử dụng một trong hai loại thuốc tiêm như Linspec 5/10 hoặc Lincospectoject
Lưu ý: tiến hành tiêm hàng loạt cả đàn bao gồm những cá thể chưa có dấu hiệu bệnh
Cách phòng bệnh gà bị xệ cánh
Để phòng ngừa bệnh gà bị xệ cánh, bạn có thể áp dụng những cách sau đây:
- Tiêm chủng: Chủng ngừa bệnh Gumboro là biện pháp quan trọng nhất để phòng tránh bệnh. Hãy đảm bảo cho gà tiêm đúng lịch và đúng liều vắc-xin được khuyến nghị bởi bác sĩ thú y.
- Quản lý vệ sinh chuồng trại: Đảm bảo chuồng trại và môi trường sống của gà luôn sạch sẽ và khô ráo. Vệ sinh chuồng trại thường xuyên để loại bỏ chất thải và tạo điều kiện sống không thuận lợi cho vi khuẩn và virus.
- Kiểm soát cảnh quan: Hạn chế tiếp xúc gà với cảnh quan bên ngoài, đặc biệt là với gà từ các trang trại khác, vì bệnh Gumboro có thể lây lan qua tiếp xúc với phân và dịch cơ thể của gà bị nhiễm bệnh.
- Phòng chống nhiễm khuẩn: Áp dụng các biện pháp phòng chống nhiễm khuẩn, bao gồm sử dụng thuốc khử trùng an toàn và hiệu quả để làm sạch và khử trùng các thiết bị, dụng cụ chăn nuôi và môi trường sống của gà.
- Sắp xếp hợp lý về tuổi gà: Đảm bảo sự tách biệt giữa các nhóm tuổi khác nhau của gà để giảm nguy cơ lây nhiễm và phòng tránh tình trạng bệnh lan rộng.
- Đảm bảo dinh dưỡng và chế độ ăn uống: Cung cấp chế độ ăn uống cân đối và bổ sung đủ các chất dinh dưỡng cần thiết để tăng cường hệ miễn dịch cho gà. Đảm bảo nước uống sạch và đủ mức để ngăn chặn sự lây lan của bệnh.
- Giám sát sức khỏe gà: Theo dõi sức khỏe và sự phát triển của gà thường xuyên. Nếu bạn phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào như mất năng lượng, suy giảm sức đề kháng hoặc biểu hiện lâm sàng khác, hãy liên hệ với bác sĩ thú y ngay lập tức để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Trên đây là 6 cách chữa gà bị xệ cánh hiệu quả mà SV388 muốn chia sẻ với bạn. Hy vọng bài viết mang lại cho bạn nhiều thông tin hữu ích về cách chữa xệ cánh ở gà, để tham gia cá cược đăng ký tài khoản sv388 tại đây.