Bệnh IB trên gà hay còn được hiểu là một bệnh lý liên quan đến đường hô hấp hay còn có tên gọi đầy đủ là Infectious bronchitis. Chắc hẳn rất nhiều chủ nuôi đang tò mò không biết nguyên nhân và bệnh tích của chứng bệnh này ra sao. Vì vậy, SV388 cung cấp tất cả các thông tin hữu ích và cách chữa trị, phòng tránh ib qua bài viết sau.
Mục Lục
Nguyên nhân và nguồn lây lan bệnh IB trên gà
Trước tiên, chủ kê cần phải biết rõ về nguyên nhân và nguồn lây lan bệnh IB trên gà ra sao để có những biện pháp phòng ngừa hữu hiệu nhất.
Nguyên nhân của bệnh IB (viêm phế quản) trên gà là gì?
Theo SV388 tìm hiểu thì có đến 4 nguyên nhân chính khiến gia cầm bị mắc bệnh IB như sau:
- Bệnh IB được phát hiện là do Coronavirus hay còn có tên gọi là ARN Virus gây ra. Virus này có khả năng biến chủng cực kỳ cao và tồn tại một thời gian khá lâu ngoài môi trường. Thời gian tồn tại của Virus này có thể đến 1 năm trong chất độn chuồng và tận 1 tháng trong chuồng nuôi.
- Bệnh IB trên gà hoàn toàn có thể lây lan từ các loại gia cầm khác như vịt và các loại chim như chim cút, chim bồ câu,…
- Gà dưới 6 tháng tuổi rất dễ mắc IB và chuyển biến nghiêm trọng khó để chữa trị.
- Tỷ lệ nhiễm có thể lên cao đến 100% nhưng tỷ lệ chết do bệnh IB thì còn tùy thuộc vào những yếu tố như độ tuổi, sức đề kháng, stress,…
Nguồn cơn lây lan bệnh IB trên gà từ đâu?
Con đường lây lan bệnh IB trên gia cầm đặc biệt là gà cũng rất nhiều, chủ yếu là do các tác nhân từ bên ngoài mang lại như:
- Căn bệnh này hoàn toàn có thể lây lan từ không khí hoặc gà tiếp xúc với các dụng cụ chăn nuôi như máng ăn, khay đựng nước uống,…
- Lây lan từ gà nhiễm bệnh sang gà khoẻ mạnh bằng cách sống chung với nhau.
- Có thể lây lan 100% với điều kiện chuồng trại không thông thoáng, nhiệt độ lên cao.
Xem thêm : Cách chọn gà chọi mái để đúc giống tốt nhất
Cơ chế hoạt động của loại virus này trong cơ thể gà ra sao?
Virus gây bệnh IB trên gà có cơ chế hoạt động rõ ràng trên cơ thể gà bị nhiễm bệnh như sau:
- Virus IB sẽ tấn công sau đó nhân số lượng vào tấn công vào những tế bào biểu mô của cơ quan hô hấp. Từ đó làm các tế bào này bị thoái hoá và hoại tử.
- Virus này còn có thể xâm nhập và phá hoạt thành mạch quản từ đó khiến cho tiết dịch thẩm thấu tăng và thâm nhiễm các tế bào lympho khiến cho gà cực kỳ khó thở.
- Ở thể mãn tính, không chỉ tác động vào các tế bào hô hấp và chúng còn tác động đến cả các tế bào ở cơ quan sinh dục. Vì vậy mà kể cả khi đã khỏi bệnh thì cá thể vẫn sẽ mang trong mình những di chứng để lại.
Các triệu chứng thường thấy khi gà mắc IB
Hiện tại, bệnh IB trên gà có các triệu chứng chia thành các thể khác nhau như: thể hô hấp, thể thận, thể tích nước ống dẫn trứng.
Thể hô hấp
Bệnh IB trên gà ở thể hô hấp có tốc độ lây lan chóng mặt, tất cả gà bị nhiễm sẽ có những biểu hiện khá đặc trưng như sau:
- Gà bị ủ rũ, ăn kém và hay túm tụm lại những nơi có nguồn nhiệt.
- Gà thường xuyên hắt hơi, ho và cổ họng bị khò khè, thường vươn cổ lên để thở gấp.
- Nếu mắc ở gà con thì tỷ lệ chết có thể từ 70% – 80% hoặc tỷ lệ đẻ cũng giảm tương đương.
Thể thận
- Gà có dấu hiệu bị tiêu chảy khá nặng, phân có màu xanh rêu, trắng và nhớt.
- Gà sốt cao dẫn đến mào bị đổi màu tím và chân khô.
Thể tích nước ống dẫn trứng
- Tỷ lệ đẻ bị giảm mạnh, trúng bị dị dạng trở nên méo mó. Đặc biệt là vỏ trứng bị mỏng có lăn tăn gợn sóng và không đều kích thước.
- Lòng trắng trứng bị loãng như nước và gà có dáng đứng hệt như chim cánh cụt.
Bệnh tích của IB được biểu hiện như thế nào?
Khi mổ khám thì bệnh IB trên gà sẽ thấy rõ những biểu hiện trong cơ quan nội tạng của chúng như sau:
- Túi khí bị mờ đục cộng với đó là có nhiều dịch thuỷ thũng màu vàng.
- Phần niêm mạc phế quản và phần lòng phế nang bị xung huyết hoặc có chưa dịch thẩm xuất.
- Có thể bị xung huyết tại ngã 3 phế quản.
- Ở đường hô hấp có đặc điểm bị xuất huyết, xoang mũi và khí quản.
- Thận bị sưng to và bị nhạt màu, tại niệu quản tích nhiều muối urat.
Phòng và chữa trị bệnh IB trên gà sao cho hiệu quả
Đây là cách phòng và chữa trị bệnh IB trên gà tốt nhất hiện nay:
- Bước 1: Tách những cá thể gà bệnh ra và tiến hành vệ sinh chuồng trại
Khử khuẩn và phun các loại thuốc sát trùng tỷ lệ 3ml thuốc sát trùng/ 1 lít nước. Cứ định kỳ mỗi tuần tầm 1 – 2 lần đều đặn để khử được hết virus.
- Bước 2: Đối với những cá thể gà còn khỏe mạnh hãy sử dụng Vacxin Medivac IB H-52 và tiêm theo lịch định kỳ.
- Bước 3: Bổ trợ bằng All-zym với liều lượng 1g/ 1 lít nước uống của gà, dùng 3 – 5 giờ mỗi ngày.
Giải độc, mát gan cho gà kết hợp với thông mật bằng Hepatol với liều lượng 1ml/ 1 lít nước.
Đối với gà bị nhiễm bệnh, dùng thuốc đặc trị kết hợp với giải độc và thông mật cho chúng.
Trên đây là những chia sẻ của SV388 về bệnh IB trên gà cho các chủ nuôi có thể tham khảo. Để tránh xảy ra việc dịch bệnh lây lan thì người nuôi hãy tuân thủ các quy tắc phòng bệnh nghiêm ngặt nhé và thường xuyên cập nhật kiến thức nuôi gà mới nhất từ Sv388!