Gà là một loài gia cầm rất dễ mắc các chứng bệnh nguy hiểm do kháng thể của chúng khá kém. Đặc biệt, bệnh bạch lỵ ở gà cũng thường xuyên được bắt gặp trong cơ thể loài gia cầm này. Hãy cùng SV388 tìm hiểu về bệnh lý trên và cách chữa trị, phòng ngừa sao cho hiệu quả nhé!
Mục Lục
Bệnh bạch lỵ ở gà là bệnh lý gì?
Bệnh bạch lỵ ở gà là một bệnh lý chủ yếu lây lan ở gà con dưới 3 tuần tuổi do vi khuẩn Salmonella Pullorum gây ra. Lúc này gà con sức đề kháng yếu rất dễ mắc phải những bệnh lý khác nhau, trong đó có bạch lỵ.
Chủ nuôi có thể dễ dàng nhận biết được khi thấy gia cầm đi ngoài ra phân màu trắng, dính quanh hậu môn. Hoặc xuất hiện các đốm hoại tử màu trắng ở trong nội tạng của chúng.
Nguyên nhân gây bệnh bạch lỵ trên cơ thể gà
Do nhiều nguyên nhân khác nhau mà gà con rất dễ nhiễm phải chứng bệnh bạch lỵ ở gà, điển hình như:
- Lây truyền từ máu gà bị nhiễm bệnh trước đó, trong trường hợp gà mẹ bị bạch hiến mãn tính và đẻ trứng thì con non nở ra rất dễ mắc phải chứng bệnh này.
- Do môi trường ấp trứng, chuồng ấp của gà không đảm bảo vệ sinh và được sát trùng thường xuyên.
- Lây lan từ nhiều cá thể mắc bệnh khác nhau trong đàn. Các cá thể gà mắc bệnh thải phân có chứa mầm khuẩn này khiến các cá thể khác ăn phải và nhiễm bệnh.
Bệnh bạch lỵ ở gà lây lan và có triệu chứng ra sao?
Bệnh bạch lỵ ở gà khá dễ lân lan qua nhiều đường khác nhau từ cá thể này đến cá thể kia. Ngoài những triệu chứng nhiễm bệnh đơn giản mà SV388 đã nêu ở trên thì còn có những biểu hiện khác mà chủ nuôi cần để ý.
Phương thức lây lan
Sự lây truyền của vi khuẩn bệnh này được chia thành hai loại chính đó là truyền dọc và truyền ngang. Cụ thể truyền dọc là được lây qua trứng hoặc qua miệng. Còn truyền ngang là được lây qua thức ăn và nước uống của gà.
Trong đó, truyền dọc là quan trọng nhất bởi trứng trực tiếp được tạo ra từ cơ thể gà mẹ. Từ đó cá thể gà con đã bẩm sinh bị nhiễm bệnh lý này từ khi mới sinh ra. Khiến cho trứng bệnh, gà bệnh và những vật gây phát tán mầm bệnh lây lan ra khắp nơi.
Bởi vì Salmonella Pullorum là một vi khuẩn có mặt ở khắp các nơi như chuồng, trại gà hay chuồng chim,… Vậy nên nếu không cẩn thận việc mắc bệnh bạch lỵ ở gà là chuyện sớm muộn.
Chưa hết, nếu thức ăn, nước uống bị ô nhiễm không đảm bảo vệ sinh bị truyền từ côn trùng, chuột, giày dép,…thì khả năng cao mầm bệnh sẽ được phát tán ra cực kỳ nhanh.
Triệu chứng nhiễm bệnh
Gà sẽ có những triệu chứng khác nhau tùy thuộc vào thời điểm nhiễm bệnh khác nhau:
- Ở gà con: nếu trứng nhiễm ít bệnh này thì khả năng gà con chết không cao. Tuy nhiên nếu để lâu, mầm bệnh sẽ dần dần xâm nhập vào máu, vào các cơ quan nội tạng của chúng và gây chết vào ngày thứ 3 – 5.
- Ở gà lớn: bệnh lý này không bùng phát ngay mà phát triển tiềm tàng trong cơ thể. Biểu hiện thường thấy nhất là bị tiêu chảy, ra phân nhớt. Đẻ ít và khả năng cao trứng còn bị dạng.
Để phát hiện sớm bệnh bạch lỵ ở gà con thì chủ nuôi hãy để ý thật kỹ những biểu hiện sau đây: gà ủ rũ, mệt mỏi và thường tụ thành một đàn. Đi ngoài và bị tiêu chảy ra phân màu trắng. Một số cá thể trong số chúng nếu mắc bệnh nặng còn có khả năng bị tàn tật hoặc thần kinh.
Hậu quả để lại khi gà bị nhiễm căn bệnh này ra sao?
Bệnh bạch lỵ ở gà nặng nhất hậu quả của nó chính là mất mạng. Đặc biệt là gà con có khả năng không thể chống chịu được bệnh lý này nhất. Các triệu chứng sẽ có khả năng xuất hiện hậu quả như sau:
- Gà con có thể chết ngay sau 1 ngày nở, gan và lách to, nội tạng có nhiều vết hoại tử.
- Đối với gà trưởng thành khả năng hoạt tử nội tạng cũng rất lớn. Đặc biệt, gà có thể bị viêm ruột với các mảng trắng trên niêm mạc ruột. Có thể thấy dấu hiệu lá lách bị sưng to, thận sung huyết đỏ.
- Trong dạ dày thức ăn có dấu hiệu trở thành màu vàng, đặc quánh lại.
- Gà mái thì có khả năng bị u nang buồng trứng cao.
- Ở gà trống thì tinh hoàn sẽ bị sưng lên và có nhiều vết loang lổ, đầu tiên có màu đỏ rồi chuyển sang màu trắng và bắt đầu hoại tử.
Cách điều trị khi gà nhiễm bệnh bạch lỵ
Để điều trị bệnh bạch lỵ ở gà thì người nuôi có thể dùng bất kỳ loại kháng sinh nào điển hình như: Kanamycin Gentamycin, Enrofloxacin, Norfloxacin,…Chủ nuôi có thể tiêm hoặc trộn các loại kháng sinh này vào thức ăn, nước uống của gia cầm.
Làm sao để phòng ngừa bệnh bạch lỵ ở gà hiệu quả
Cách để phòng tránh bệnh bạch lỵ ở gà tốt nhất đó chính là giữ sạch vệ sinh, môi trường sống của chúng. Thường xuyên khử trùng để tránh tuyệt đối các loại vi khuẩn có thể nhiễm vào cơ thể gà.
Hơn hết, một chế độ ăn uống đúng cách cùng với nguồn thức ăn sạch là một trong những điều kiện giúp gà phát triển khoẻ mạnh. Chủ nuôi hãy thường xuyên bổ sung các chất khác sinh tự nhiên như tỏi cho gia cầm.
Xem thêm : Nguyên nhân gà bị chướng diều và cách điệu trị
Trên đây là những chia sẻ của SV388 về các triệu chứng, cách điều trị bệnh bạch lỵ ở gà. Hy vọng các chủ nuôi có thể áp dụng những kiến thức nuôi gà bổ ích mà SV388 chia sẻ vào chăn nuôi hiệu quả.